Đề tài “Mỹ thuật trang phục truyền thống của một số dân tộc ở Việt Nam - mẫu hình thị hiếu và hình thức đặc trưng”, mã số 62 21 20 01 thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật, được PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên hướng dẫn khoa học. Luận án đã được NCS Cung Dương Hằng bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp nhà nước vào hồi 14h ngày 8/3/2011 tại Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, số 32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.

Luận án có 176 trang, gồm 3 phần cơ bản: Mở đầu, Nội dung chính và Kết luận. Nội dung chính được trình bày trong ba chương:
Chương I: Xác lập cơ sở lý luận và giả thuyết tiếp cận
Chương II: Đặc trưng của mỹ thuật nữ phục truyền thống
Chương III: Giá trị và mô thức của mỹ thuật nữ phục truyền thống
Ngoài ra, luận án còn gồm các phần Chú thích, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ gồm có 7 thành viên:
1. GS.TS Ngô Đức Thịnh, Viện Nghiên cứu Văn hoá: Chủ tịch Hội đồng.
2. PGS.TS Lê Ngọc Thắng, Trường Bồi dưỡng cán bộ Quản lý Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Phản biện 1
3. PGS.TS Hoàng Lương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội: Phản biện 2
4. PGS.TS Ngô Văn Doanh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: Phản biện 3
5. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam: Thư ký Hội đồng
6. PGS.TS. Trần Lâm Biền, Tạp chí Di Sản: Uỷ viên
7. PGS.TS. Nguyễn Chí Bền, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam: Uỷ Viên

NCS Cung Dương Hằng trình bày tóm tắt nội dung Luận án trước Hội đồng. Các thành viên phản biện lần lượt đưa ra các ý kiến từ việc chọn đề tài, triển khai đề tài đến tính thực tiễn của đề tài. Với vai trò người hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên cũng nói lên những cảm nhận, đánh giá quá trình học tập và làm luận án của NCS. Sau khi nghe Thư ký hội đồng tóm tắt lại nội dung của các bản nhận xét, Hội đồng đã họp riêng trong ít phút. Kết quả là có 5/7 phiếu đánh giá xuất sắc được giành cho đề tài nghiên cứu của NCS Cung Dương Hằng.

Hoàng Hằng