THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: LÊ QUÝ ĐÔN, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Ngày đăng: 29/09/2024 Lượt xem: 290
Mặc định Cỡ chữ

Thực hiện Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 07/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh (1726-2026); Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp” vào ngày 29 và 30/9/2024 tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Tham dự Hội thảo có các đại biểu và các nhà quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam, tỉnh Thái Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Hưng Yên, đại diện dòng họ Lê toàn quốc, họ Lê tỉnh Thái Bình, dòng họ Lê huyện Hưng Hà và gia tộc họ Lê, thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, đại diện dòng họ bên nội, bên ngoại của danh nhân Lê Quý Đôn ở tỉnh Hà Nam, tỉnh Hưng Yên; các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo ở Việt Nam và nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Áo; đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Hội thảo “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sư nghiệp” nhằm tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở nhiều phương diện: Tư tưởng, vǎn hoá, giáo dục và khoa học; Bổ sung các kết quả nghiên cứu, cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn về những đóng góp của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho văn hóa Việt Nam, văn hóa khu vực và thế giới; Củng cố các căn cứ khoa học để hoàn thiện Hồ sơ khoa học đệ trình, đề xuất UNESCO tham gia cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Lê Quý Đôn vào năm 2026 nhằm vinh danh Lê Quý Đôn, người đã góp phần không nhỏ vào việc dựng xây nền văn hóa, khoa học của Việt Nam, đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc trên trường quốc tế.

Với mục đích như vậy, Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung chính như sau:

  1. Quê hương và gia tộc danh nhân Lê Quý Đôn.
  2. Sự nghiệp của danh nhân Lê Quý Đôn tiếp cận tổng thể và tiếp cận từ các tác phẩm cụ thể về thơ, văn, triết học, sử học, địa chí, thư mục học, ... khẳng định những đóng góp cụ thể của danh nhân.
  3. Sự nghiệp của danh nhân Lê Quý Đôn tiếp cận từ những hoạt động như: dạy học, làm quan, hành trình đi sứ, … khẳng định những đóng góp tiêu biểu của danh nhân.
  4. Bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Lê Quý Đôn trong bối cảnh hiện nay.

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 88 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó có 11 tham luận thuộc nội dung 1, 32 tham luận thuộc nội dung 2, 24 tham luận thuộc nội dung 3 và 21 tham luận thuộc nội dung 4. 

Chương trình Hội thảo và bộ nhận diện Hội thảo được gửi kèm thông cáo báo chí này.

Mọi thông tin về Hội thảo, xin vui lòng liên hệ:

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Số điện thoại: 0982108187

Bình luận

Bài viết cùng chuyên mục